top of page

NGƯỜI KIẾN TẠO TRIỂN LÃM "THƠ ĐI SỨ"

36mmvietnam

ẢNH: Internet

Người kiến tạo triển lãm “Thơ đi Sứ” không ai khác là thầy Nguyễn Tuấn Sơn - Người thầy đồng hành của họa sĩ Phạm Nam Phương trong triển lãm đầu tiên của em.


Ảnh: 36mm Viet Nam

PV: Xin chào thầy Nguyễn Tuấn Sơn. Đây là lần đầu tiên đến với Tạp chí Mỹ Nghệ 36mm, không biết thầy có thể chia sẻ thông tin cá nhân của mình với độc giả không ạ?

Thầy T. Sơn: Xin chào độc giả của 36mm Vietnam, tôi tên là Nguyễn Tuấn Sơn - họa sĩ chuyên vẽ về Kiều và Hồ Xuân Hương. Hiện tôi là Tổ trưởng tổ mỹ thuật trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành - Đh Sư phạm Hà Nội, đồng thời là chủ nhân của xưởng vẽ Picas Sơn.

PV: Vâng, đây có phải là ngôi trường mà họa sĩ Phạm Nam Phương hiện đang theo học không ạ?

Thầy T. Sơn: Đúng rồi, Phạm Nam Phương năm nay vừa tròn 18 tuổi, học sinh lớp 12 trường Chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội.


Ảnh: 36mm Viet Nam

Pv: Wow, với độ tuổi còn trẻ như vậy đã có dự án đầu tay thật đáng kinh ngạc. Không biết cơ duyên nào đã đưa chú đến đồng hành cùng Nam Phương nhỉ?

Thầy T. Sơn: Cái dự án này là xuất phát từ trong quá trình nghiên cứu của tôi. Thấy rất là nhiều sách hay về văn hóa của các tiền nhân nghiên cứu ví dụ như là Đinh Lê Lý Trần mà do viện hán nôm dịch. Tôi thấy nên lan tỏa các cuốn sách đó đến nhiều người. Một trong đó có Phạm Lan Phương.

PV: Con hiểu được những cuốn sách đó chính là cảm hứng cho Nam Phương sáng tác dự án này. Tuy nhiên, văn học cổ rất rộng lớn, thầy có thể chia sẻ thêm cho độc giả biết đến tập thơ ảnh hưởng trực tiếp và ý nghĩa của nó không ạ?

Thầy T. Sơn: Có một cuốn sách là Họa thơ đi sứ. Tức là các sứ thần Việt đi Sứ ở Trung Quốc, xem phong cảnh đất nước đó và nhớ quê hương mình. Trên đường đi đó gặp nhiều hoàn cảnh éo le, bất hạnh.

Ảnh: 36mm Viet Nam

Những sứ thần nhớ người thân, người yêu, vợ con, nhớ không - thời gian tại việt nam và họa thành những tác phẩm thơ ca bằng chữ hán. Sau này có chữ nôm đầu thế kỉ XVIII, XIX, có thơ Hán - Nôm Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn và nhiều danh nhân khác.

Triển lãm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Người ta xem tranh, đọc thơ, hoài niệm tinh thần văn hóa Việt Nam, tinh thần văn hoá dân tộc.

PV: Con có nghe nói, những bức tranh trong triển lãm ngày hôm này đều họa từ thơ mà ra?

Thầy T. Sơn: Đúng rồi, Nam Phương lấy cảm xúc từ bài thơ. Trong bài thơ ấy có gợi hình về phong cảnh, về tĩnh vật, chân dung, đều là gợi hình.

PV: Tuy ý nghĩa là vậy nhưng phong cách vẽ được thể hiện trong triển lãm này khác đặc biệt ở chỗ nhiều chi tiết đột phá khỏi nét họa truyền thống Việt Nam. Thầy nghĩ sao về điều này?

Thầy T. Sơn: Đúng rồi, vì là khi bạn Nam Phương gặp tôi ấy, bạn đang bị vây quanh đời sống game và manga. Chính tôi là người đã gỡ gạc và tháo ra, giúp bạn sống là chính bạn. Và bạn ấy vấn có tinh thần văn hóa việt nam, tinh thần họa sĩ đông dương.

Tinh thần họa sĩ việt nam là “mạc”, đơn giản, không tỉa tót nhiều, chôn màu, nhiều lớp màu khác nhau. Khi bản xem tranh của Nam Phương, bạn thấy rất nhiều gam màu khác nhau, rất nhiều độ sâu, độ dày màu của màu khác nhau. Nó tạo nên cái tâm sinh lý riêng biệt trong nghệ thuật. Nếu có học nghề vẽ, bạn sẽ hiểu.

Đây không là vẽ minh họa truyện tranh mà đây là họa lại bằng ngôn ngữ hội họa. Họa lại, nhưng bạn vẫn có ảnh hưởng từ trước như nhấn vào sắc lạnh của đôi mắt, ảnh hưởng của truyện tranh manga.

PV: Thầy thấy việc bị ảnh hưởng trong phong cách hội họa của Nam Phương trong dự án mang tính dân tộc như vậy có là hạn chế?

Thầy T. Sơn: Thực ra truyện tranh không xấu, nó rất hay. Tuy nhiên, nó là văn hóa dân tộc khác. Nếu mình bị ảnh hưởng quá, mình sẽ mất đi truyền thống, mất đi văn hóa.

PV: Đóng vai trò là người định hướng, kiến tạo, đồng hành cùng Nam Phương trong dự án xuyên suốt 3 năm, thầy có cảm xúc gì trong buổi triển lãm này?

Thầy T. Sơn: Hai thầy trò rất tự hào về triển lãm này. Tuy nhiên, không phải là khoe mà là mong muốn thông qua triển lãm này để báo cáo học tập trong 3 năm thầy trò làm việc với nhau để ra được từng đây sản phẩm, báo cáo cho người thân, bạn bè và những người yêu mến Nam Phương.

PV: Vâng ạ, xin được gửi lời cảm ơn chú về những chia sẻ ngày hôm nay. Nhờ có chú mà độc giả và cả 36mm đã hiểu thêm về những giá trị truyền thống cũng như sự cố gắng của cả 2 thầy trò trên dự án này. Thay mặt độc giả nhà 36mm Vietnam, một lần nữa con xin được cảm ơn thầy và chúc cho chặng đường tiếp theo của Nam Phương và thầy Tuấn Sơn thành công rực rỡ.

Thầy T. Sơn: Tạm biệt 36mm và quý vị độc giả. Chúc mọi người ngày càng thành công trên con đường đã chọn.

Mời các bạn cùng nhìn ngắm một vài hình ảnh từ buổi triển lãm.


Ảnh: 36mm Viet Nam

Ảnh: 36mm Viet Nam

Dẫu biết độc giả 36mm vẫn còn rất nhiều thắc mắc gửi về 2 thầy trò. Tuy nhiên, thời lượng có hạn, hẹn các bạn vào số tiếp theo của series [Gặp gỡ cùng 36mm]!



Comments


36mmvietnam

bottom of page